Những công dụng đa dạng của sơn trong cuộc sống

Công dụng của sơn

Không những bảo vệ bề mặt vật chất chống mòn, gỉ sét, tạo tính thẩm mỹ mà sơn còn mang lại nhiều công dụng hữu ích trong đa lĩnh vực.

Sơn là gì?

Sơn là là hợp chất hóa học ở trạng thái dung dịch, thành phần gồm có chất tạo màng, chất màu, chất đóng rắn, dung môi, chất pha loãng, chất làm khô. Khi quét sơn lên bề mặt sản phẩm , dung dịch bay hơi, còn lại gốc sơn qua một quá trình hóa lý tạo thành màng sơn.

Những công dụng của sơn

Được tạo ra không chỉ phục vụ riêng cho các lĩnh vực công nghiệp mà sơn đa năng còn sử dụng nhiều trong các công trình thương mại, dân dụng và công cộng khác với nhiều chức năng và công dụng khác nhau.

Công dụng bảo vệ

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị được làm bằng kim loại, gỗ và chất dẻo.
Vật liệu kim loại khi tiếp xúc với môi trường ăn mòn, nước và không khí sẽ bị oxy hóa và ăn mòn, đặc biệt trong môi trường vùng biển kim loại bị ăn mòn rất nghiêm trọng.

Theo con số thống kê của một số quốc gia, sự ăn mòn hằng năm làm tổn hại từ 2% đến 4% tổng sản lượng kinh tế quốc dân (GDP). Kết quả là tạo nên sự lãng phí rất lớn đến tài nguyên có hạn của quốc gia và làm cho môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn thường dùng phương pháp sơn, lớp sơn bảo vệ hiệu quả nhất trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt trong công trình kiến trúc lớn.

Công dụng của sơn trong điện gió
Công dụng của sơn trong điện gió.

Điều quan trọng nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm. Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường ăn mòn (như axit, kiềm, muối ) bảo vệ sản phẩm không bị ăn mòn.

Ví dụ: thiết bị trong môi trường vùng biển, nếu không có lớp sơn, tuổi thọ chỉ được vài năm, khi được bảo vệ bằng lớp sơn chống ăn mòn lâu dài và định kỳ sơn, tuổi thọ sử dụng có thể kéo dài 30 đến 50 năm, thậm chí đến 100 năm.

Gỗ và chất dẻo là hai loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi, gỗ thường bị mục nát trong môi trường khí ẩm và vi sinh vật, chất dẻo thường bị lão hóa do nhiệt và ánh sáng, vì vậy gỗ và chất dẻo cũng cần được bảo vệ bằng lớp sơn.

Nếu như bề mặt có lớp màng cứng, có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ khí.

Trang trí

Lớp sơn có thể tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, đồng thời còn tạo ra bề mặt bóng, bằng phẳng, lớp sơn mỹ thuật có dạng vân búa, nhăn, rạn có tác dụng trang trí đẹp làm thay đổi cảnh quan, được mọi người ưa thích. Khi bề mặt sản phẩm phủ lớp sơn, đặc biệt là sơn mỹ thuật thì màng sơn rất bóng, đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tùy ý, đẹp, dễ chịu, thoải mái.

Công dụng chỉ dẫn

Sơn có rất nhiều loại màu như xanh, đỏ, tím, vàng được dùng trong quản lý giao thông, các đường ống của thiết bị hóa chất, những thiết bị cơ khí đặc biệt có tác dụng chỉ dẫn đề phòng nguy hiểm, tai nạn.

Ngoài tác dụng bảo vệ và trang trí sơn còn có công dụng đặc biệt, sơn các màu lên các thiết bị quân sự có thể ngụy trang, sơn chống tia hồng ngoại có thể chống được địch phát hiện được mục tiêu quân sự.
Đối với ô tô là vật di chuyển trên đường nên cần phải sơn để cho người đi đường có thể nhận biết từ xa.

Công dụng đặc biệt

Ngoài tác dụng trên, sơn còn có các công dụng đặc biệt

– Chịu lực: sơn chịu mài mòn, sơn trơn, giảm ma sát…
– Chịu nhiệt: sơn chỉ thị nhiệt, sơn chịu nhiệt độ, sơn chống
lửa…

Công dụng của sơn
Công dụng của sơn trong tàu thuyền.

– Tính năng từ: sơn dẫn điện, sơn tĩnh điện dẫn điện, sơn hấp thụ
từ…
– Tính năng quang: sơn phát sang, sơn phản quang…
– Tính năng sinh vật: sơn chống hà, sơn chống mốc…
– Tính năng hóa học: sơn chịu axit, chịu kiềm, và các loại hóa chất.

Zalo
0914.811.122