Con người luôn có xu hướng làm đẹp, làm mới bản thân để cuộc sống trở nên sinh động, tươi đẹp hơn.
Sơn móng tay, móng chân không những giúp chị em làm đẹp và bảo vệ móng mà sơn là cả một nghệ thuật.
Sơn móng tay là gì?
Sơn móng tay được biết đến là một loại mỹ phẩm dùng để sơn lên móng tay hoặc móng chân để trang trí và bảo vệ móng. Qua thời gian, công thức đã được sửa đổi nhiều để tăng cường hiệu ứng trang trí. Và đặc biệt là hạn chế bong tróc hoặc nứt nẻ.
Sơn móng tay bao gồm một hỗn hợp polyme hữu cơ cùng vài thành phần khác tạo nên màu sắc và kết cấu độc đáo. Sơn móng tay có đủ màu sắc và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ môn nghệ thuật vẽ móng ngày nay.
Lịch sử
Sơn móng có nguồn gốc từ Trung Quốc từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Người ta dùng các màu ánh kim để phân biệt giữa tầng lớp cai trị và dân thường. Vào thời nhà Chu (khoảng năm 600 TCN), hoàng gia chuộng màu vàng và bạc nhưng sau đã chuyển sang yêu thích màu đỏ và đen rồi sơn những màu này lên móng để khẳng định địa vị của mình.
Vào thời nhà Minh, sơn móng thường chế tạo từ hỗn hợp gồm sáp ong, lòng trắng trứng, gelatin, thuốc nhuộm thực vật và gôm arabic.
Ở Ai Cập, tầng lớp hạ lưu thường dùng màu nhạt, trong khi tầng lớp thượng lưu thường sơn móng màu nâu đỏ, bằng henna. Các xác ướp cũng đã tìm thấy có móng sơn màu, được các nhà khảo cổ cho là do sơn móng bằng henna hoặc do quá trình ướp xác.
Sơn móng trở thành một vật phẩm thông dụng trong phái nữ vào cuối thế kỷ 18, song phải qua thế kỷ 20 thì các cơ sở làm móng mới trở nên phổ biến. Những năm 1930 đánh dấu lần đầu tiên sơn móng màu đen trở thành xu hướng và cảnh quan thiên nhiên cũng bắt đầu được dùng làm hình ảnh để sơn lên móng tay các phụ nữ ở Anh.
Sơn móng tay ngày nay là một biến thể đồng thời là một phiên bản tinh chế từ sơn xe hơi. Nó là chất sơn chuyên dụng dành riêng cho móng và linh động – nghĩa là sẽ không nứt nẻ hay tróc vảy khi móng chuyển động.
Thành phần
Nitrocellulose là một loại polymer tạo màng, là thành phần chính trong hầu hết các loại sơn móng tay.
Sơn móng bao gồm hợp chất polyme tạo màng được hòa tan trong dung môi hữu cơ dễ bay hơi. Đặc thù là dung dịch của nitrocellulose trong butyl acetate hoặc ethyl acetate phổ biến. Công thức cơ bản này được mở rộng bao gồm:
– Chất hóa dẻo để tạo màng không dễ vỡ. Dibutylphthalate và camphor là những chất hóa dẻo điển hình.
– Thuốc nhuộm và chất màu. Các hợp chất đại diện bao gồm xanh oxit crom, crom hydroxide, sắt ferrocyanide, oxit stannic, titan dioxide, oxit sắt, carmine, ultramarine và mangan tím.
– Chất màu trắng đục. Màu sắc lấp lánh / lung linh có thể được tạo ra bằng mica, bismuth oxychloride, ngọc trai tự nhiên và bột nhôm.
– Chất kết dính polyme đảm bảo rằng nitrocellulose bám dính trên bề mặt móng. Một sửa đổi bổ trợ là tosylamide-formaldehyde nhựa.
– Các chất đông đặc được thêm vào để duy trì độ lấp lánh ở dạng huyền phù khi đóng chai. Một chất đông đặc điển hình là stearalkonium hectorit. Chất đông đặc thể hiện tính háo nước, dung dịch của chúng nhớt khi ở yên nhưng chảy tự do khi bị tác động. Tính hai mặt này thuận tiện cho việc dễ dàng áp dụng hỗn hợp mới lắc để tạo màng nhanh chóng đông cứng.
– Chất ổn định tia cực tím chống lại sự thay đổi màu sắc khi lớp sơn khô tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một chất ổn định điển hình là benzophenone-1.
Các loại sơn móng tay
Có rất nhiều loại với lợi ích của sơn móng tay khác nhau. Những loại cơ bản trên thị trường
Sơn lót
Loại sơn này thường trong suốt, trắng đục hoặc hồng đục, được sử dụng trước lớp sơn màu. Giúp móng chắc khỏe, phục hồi độ ẩm và giúp sơn bám chặt vào móng.
Sơn phủ
Loại sơn này cũng có màu trong suốt, được phủ lên sau khi đã sơn một lớp sơn màu. Nó giúp ngăn ngừa sứt mẻ, trầy xước và bong tróc. Sơn phủ còn có thể giúp lớp sơn bên dưới nhanh khô và giúp giữ màu lâu hơn.
Sơn gel
Là một loại sơn móng lâu trôi được tạo thành từ một loại polyme methacrylate hữu cơ. Sơn gel được bôi lên móng như bình thường, nhưng sẽ không tự khô mà phải xử lý dưới đèn cực tím hoặc đèn LED cực tím. Sơn gel ngoài tác dụng làm đẹp, còn có tác dụng làm móng trông dày hơn và độ bền cao so với các loại sơn thông thường.
Sơn lì
Sơn lì cũng đóng vai trò ý như lớp sơn phủ, nhưng sẽ cho ra màu cuối cùng là màu lì, đục màu. Sơn lì các tác dụng tạo nên sự độc đáo, khác biệt bởi bộ móng có nhiều mảng màu đục mà không trong bóng như các loại khác.